Những điều du học sinh Nhật không thể quên khi sang trường

Ở Nhật bản, hiện nay người Việt Nam sống khá nhiều nhưng rải rác ở nhiều vùng khác nhau. Một số ít đã nhập quốc tịch Nhật bản, phần lớn là du học sinh và những người đi xuất khẩu lao động theo diện tu nghiệp sinh trước đây (bây giờ là thực tập sinh). Bên cạnh đó có những cán bộ được các doanh nghiệp Nhật bản tại Việt Nam đưa sang theo diện kỹ sư hay cán bộ chính sách của doanh nghiệp.

Đi lao động họ được bố trí công việc từ trước, ngay từ khi còn ở Việt Nam. Thời gian làm việc tại Nhật được giới hạn cao nhất là 3 năm, thu nhập cũng được thu hẹp. Còn đối với những bạn đi du học Nhật bản theo diện vừa học vừa làm, thì sang đây họ tự do kiếm việc hay được sự giúp đỡ tìm việc làm từ trường và lựa chọn công việc phù hợp với khả năng, thu nhập cũng được đánh giá cao từ năng lực của bạn.

Nhật bản, nhìn chung những du học sinh rất lạc quan và đầy nghị lực. Phần lớn người Việt bên này họ rất đoàn kết, tương hỗ nhau trong lao động và học tập. Đặc biệt là các du học sinh, du học sinh Việt Nam sang Nhật học tập, lao động đang gia tăng rất đông ở đây.

Ở Nhật có nhiều điều thú vị không thể nói hết được, trải nghiệm của du học sinh có nhiều biểu hiện cảm súc khác nhau, nhưng đều chung một nhịp sống sôi động của đất nước hiện đại này.

Chi phí ở Nhật rất đắt đỏ

Du học sinh sang Nhật có thể ở Ký túc xá hoặc thuê nhà bên ngoài. Một sinh viên Việt Nam du học tại Đại Học Tsukuba chia sẻ: Sinh viên có học bổng ít hoặc đi du học tự túc thì ở ký túc xá của nhà trường, giá sẽ rẻ hơn nhiều. Một tháng chi phí thuê ký túc xá chỉ từ 20.000 – 25.000 yên/tháng. Internet được sử dụng miễn phí, tiền điện, gas được hỗ trợ. Tuy nhiên cũng có một số bất tiện như dùng chung toilet, nhà tắm, máy giặt,…

Trong khi đó nếu thuê nhà bên ngoài ở, tự do hơn nhưng chi phí sẽ gấp đôi. Nhìn chung giá cả nhà trọ ở Nhật tùy vào nơi sinh viên muốn đến. Ở những khu trung tâm thì tất nhiên giá sẽ cao và chi phí cũng cao.

Những du học sinh mới sang, những vật dụng cần thiết phải sắm như chén, bát, nồi cơm… Hội sinh viên bên này được sự giúp đỡ nhiệt tình của người dân Nhật bản. Thức ăn ở Nhật hơi ngọt, đôi lúc bạn mới sang thì có thể không hợp với khẩu vị, có thể mua thức ăn về tự nấu theo ý mình. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy món ăn nơi đây có thể sẽ hấp dẫn.

Phương tiện đi lại

Phần lớn du học sinh Việt Nam tại Nhật đều chọn xe đạp. Các loại phương tiện như xe bus, tàu điện, taxi đầu rất tốt nhưng khá đắt. Sinh viên chỉ tốn khoản 1,3 triệu đồng để mua xe đạp hay có thể liên hệ với những sinh viên khóa trước để xin dùng, ngay cả những người bạn nước ngoài cũng sẵn sàng giúp đỡ sinh viên Việt.

Tàu điện là phương tiện phổ biến và tiết kiệm chi phí nhất mà du học sinh thường dùng. Các bạn khi sang Nhật có thể làm vé tàu và tải app để search các chặng đi sao cho phù hợp nhất và để không trễ giờ học và làm. 

Sử dụng điện thoại liên lạc

Sinh viên quốc tế tại Nhật bản rất chuộng softbank vì được gọi miễn phí từ 2h sáng đến 21h mỗi ngày. Mỗi tháng tiền điện thoại chỉ tốn từ 1.200 – 2.500 yên được chi trả qua việc mua thẻ gọi quốc tế. Nếu có sử dụng Internet, nên sử dụng Skype hay Yahoo cho thuận tiện và rẻ.

Các vật dụng khác có thể mua ở các cửa hàng đồng giá cho rẻ như: quần áo, dày dép, ….

Cuộc sống tại Nhật bản rất an toàn, trộm cắp, cướp giật hầu như ít xảy ra.

 

Dấu ấn du học sinh

Việc học tại Nhật bản rất thú vị, trường học được trang bị đầy đủ tiện nghi. Các giáo sư giảng dạy thường yêu cầu cao đối với sinh viên. Mọi hành vi lừa dối trong học tập sẽ không được chấp nhận. Người Nhật sống rất khép kín nên rất khó quan hệ với họ. Việc tạo được mối quan hệ giữa thầy cô hay bạn học giúp cuộc sống sinh viên ở đây thuận lợi hơn. Các buổi nghỉ lễ hay tụ tập năm nào cũng diễn ra. Vào những ngày nghỉ dài, sinh viên thường đi thăm quan những thắng cảnh, di tích của Nhật bản hay những ngày lễ, sinh viên Việt Nam tụ tập nấu ăn tổ chức những tiệt nhỏ của đồng hương.

Việc làm thêm tại Nhật

Chính phủ Nhật bản cho phép sinh viên được đi làm thêm, giảm bớt gánh nặng về chi phí. Thường tại trường có hội sinh viên giúp đỡ những bạn tìm kiếm việc làm, nếu sinh viên nào có nhu cầu làm thêm. Nếu chăm chỉ, sinh viên có thể kiếm thêm thu nhập khá.

Bạn Nguyễn Minh Nhật, cựu du học sinh trường đại học Yamanasshi kể lại: Sinh viên Việt Nam đa phần đi làm thêm là phục vụ nhà hàng, quán ăn, … là phố biến. Lần đầu đi làm tại một quán ăn, chưa hiểu rõ nguyên tắc và văn hóa người Nhật nên có điều rất ngại. Chỉ cần để một mẩu thức ăn nhỏ rớt xuống sàn nhà mà quên lau chùi là ngay lập tức bị nhắc nhở và cảnh cáo, rất khó chịu,.. Từ những tự ái cá nhân nên Nhật cố kìm nén cơn giận xin vào toilet mà tự đánh vào tường. Về sau Nhật thấy chính những trải nghiệm này đã rèn luyện cho Nhật rất nhiều điều để sống và học tập ở xứ người. Nay Nhật rất tự hào về mình, vì mình đang làm việc tại một công ty lớn có thu nhập hàng tháng tính ra tiền Việt là 60 triệu đồng.

 

Ngày đăng:

Bình luận của bạn